Chỉ số BPM là gì? Chúng ta thường được yêu cầu kiểm tra chỉ số BPM trước khi bắt đầu khám một vấn đề sức khỏe cụ thể nào đó. Thuật ngữ chuyên ngành nghe có vẻ xa lạ, nhưng hóa ra nó lại là những từ vô cùng quen thuộc với chúng ta. Vậy chỉ số BPM là gì? Để biết được cụ thể thông tin về loại chỉ số này thì hãy đọc bài viết bên dưới cùng befit247 nhé!

Chỉ số BPM là gì? Hiểu đúng ý nghĩa chỉ số BPM đối với sức khỏe
Có ai đã đoán ra được chỉ số BPM là gì chưa?
Chỉ số BPM thực chất chính là đơn vị đo lường nhịp tim trong một phút. Trong tiếng anh gọi là beats per minute. Có thể hiểu nếu như kết quả điện tim của chúng ta là 85 BPM thì nghĩa là tim đập 85 nhịp trong một phút. Không có nhịp tim chuẩn cho mọi đối tượng. Vì tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, thể trạng, giới tính thì nhịp tim sẽ khác nhau.
Chỉ số BPM xuất hiện trong nhiều phương tiện và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. Tuy nhiên chúng ta cần biết, chỉ số BPM không phản ánh tính đều đặn của hoạt động tim. Ở những trường hợp nhịp tim rối loạn thì chỉ số BPM được đánh giá dựa trên giá trị trung bình trong các lần khảo sát liền kề.
Chỉ số BPM không thể xem là tiếng nói chính xác cho tình trạng sức khỏe của chúng ta. Nhưng nó là thông số tiêu chuẩn giúp chẩn đoán và phát hiện các dấu hiệu sức khỏe bất thường có thể xảy ra với cơ thể một cách nhanh nhất. Đó là lý do vì sao chúng ta luôn được yêu cầu kiểm tra chỉ số BPM trước khi khám bệnh.
Việc theo dõi chỉ số BPM có ý nghĩa lớn trong biểu đồ sức khỏe của chúng ta:
- Báo cáo hoạt động của tim
- Phát tín hiệu cho các dấu hiệu bất thường liên quan sức khỏe.
Do đó, hiểu biết đúng chỉ số BPM là gì, cũng như những ý nghĩa của nó sẽ gúp chúng ta phòng ngừa nhiều khả năng bệnh tật hơn. Thường xuyên kiểm tra chỉ số BPM là lời khuyên dành cho mọi người.
Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Chúng ta đã có thể hiểu chỉ số BPM là gì rồi, vậy thì chỉ số BPM của mỗi người như thế nào?
Chỉ số BPM như đã nói sẽ có sự khác nhau trên từng đối tượng. Đối với người trưởng thành và sức khỏe bình thường thì chỉ số BPM dao động từ 60 đến 85 BPM. Ở mức hoạt động thì sẽ lên đến 100 BPM. Hoặc hoạt động vô cùng mạnh mẽ có thể chạm mốc 200 BPM.
Ngoài ra ở những tình huống căng thẳng, lo lắng hay sử dụng chất kích thích, một số loại thuốc an thần, trầm cảm thì cũng khiến cho nhịp tim chúng ta tăng nhanh hơn so với mức bình thường.
Tuy nhiên có những trường hợp không hề vận động, cũng không sử dụng những chất kích thích hay thuốc kể trên mà nhịp tim vẫn tăng cao thì đó là sự báo động sức khỏe. Điều cần làm là đến bác sĩ để được kiểm tra cụ thể hơn.
Nhưng rối loạn nhịp tim bất thường có nguy hiểm không?
Sẽ nguy hiểm nếu như chúng ta bỏ qua những dấu hiệu đó. Đó có thể liên quan để các bệnh lý về tim như suy tim, thiếu máu cơ tim, hở van tim, hẹp van tim hoặc tim bẩm sinh, viêm cơ tim,… Và nhiều vấn đề bệnh lý khác.
Rối loạn nhịp tim bị động có thể là mối nguy cơ cho nhiều triệu chứng bệnh khác nhau. Sẽ tăng mức độ nguy hiểm nếu như chúng ta không can thiệp kịp thời.
Do đó, nên đi tìm nguyên nhân khiến bản thân rối loạn nhịp tim bất thường nhé.
Trường hợp nào nên tiến hành kiểm tra chỉ số BPM?
Chỉ số BPM khá đơn giản để kiểm tra tại nhà. Thói quen kiểm tra chỉ số BPM cũng nên được duy trì lâu dài. Vậy khi nào cần đến trung tâm y tế để đo điện tim?
- Khi luôn trong trạng thái căng thẳng, lo âu, chóng mặt và ngất xỉu nhiều lần
- Ngực đập liên hồi
- Nhịp tim rối loạn kèm theo các biểu hiện khó thở, đau nhức vùng cổ hay ngực
- Khi sử dụng một loại thuốc nào đó khiến tim đập khác thường
- Rơi vào tình trạng sụt cân không kiểm soát. Thân thể ra nhiều mồ hôi. Các triệu chứng đau đầu xuất hiện dồn dập.
Tốt nhất chúng ta nên có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

Mối liên hệ giữa huyết áp và chỉ số BPM là gì?
Thực tế giữa nhịp tim và huyết áp chúng không có bất cứ mối liên hệ nào với nhau cả. Do đó không thể nào biết được huyết áp của người khác thông qua đo đạt điện tim cả.
Tăng nhịp tim cũng không đồng nghĩa với việc tăng huyết áp. Đừng đánh tráo khái niệm nhé!
Chúng ta có thể hiểu huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch khi tim bơm máu ra hệ tuần hoàn. Và đơn vị đo của nó là mmHg. Nó có 2 chỉ số cơ bản là huyết áp tâm thu (áp lực khi tim co) và huyết áp tâm trương (áp lực khi tim giãn).
Khi chỉ số BPM lên cao thì cần lưu ý điều gì?
Khi đột ngột nhịp tim tăng cao, để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch dẫn đến đột quỵ thì chúng ta cần phải thực hiện một số cách sau đây:
- Tạm ngưng các hoạt động và tìm chỗ thoáng mát để ngồi. Cần hạn chế hoạt động tối đa để tim có thời gian nghỉ, tâm trương được bơm đủ máu.
- Hít thở sâu: việc này có lợi trong điều chỉnh chỉ số BPM về lại bình thường, Hít vào khoảng 5 – 8 giây và thở nhẹ trong 5 giây, đều đặn như thế.
- Ho mạnh: đây cũng là giải pháp tác động lên thành lồng ngực để điều chỉnh nhịp đập của tim.
- Massage động mạch cảnh hoặc động mạch lớn ở vùng cổ sẽ giúp kích thích các dây thần kinh, giúp giảm nhịp tim. Nhớ là không đè ép quá mạnh vào động mạch cảnh. Chỉ nên xoa 1 bên động mạch cảnh, đừng xoa cả hai cùng lúc. Nếu bị xơ vữa động mạch hoặc từng bị nhồi máy cơ tim, đột quỵ thì không nên thực hiện cách này.
- Sử dụng thuốc được kê toa từ bác sĩ
- Uống nước để cân bằng điện giải. Nhịp tim rối loạn cũng là dấu hiệu cảu việc mất nước, khô miệng, chóng mặt. Nên uống đủ nước để khắc phục tình trạng trên.
- Thực hiện nghiệm pháp Valsalva để kiểm soát nhịp tim. Thực hiện bằng cách bịt mũi, ngậm miệng lại và hít vào sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh. Lưu ý là không cho hơi ra.
- Rửa mặt bằng nước lạnh cũng là cách để giảm nhịp tim hiệu quả.
- Không sử dụng đồ uống có ga, có cồn, chất kích thích khác hay đồ chua lên men. Chúng sẽ khiến cho nhịp tim của bạn tăng thêm nữa đấy.

Các cách giúp ổn định nhịp tim
Để có được một trái tim khỏe mạnh, cơ thể không bệnh tật chúng ta cần:
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe thể chất, cải thiện tinh thần:
Đây chắc chắn không phải lời khuyên xa lạ gì với bạn. Nhưng nó nên là thói quen của mỗi chúng ta nếu như muốn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh. Tuy vận động cao sẽ khiến nhịp tim tăng nhanh, dễ mệt. Nhưng nếu biết cách kiểm soát cường độ thì việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau của chúng ta.
Giảm mỡ thừa là cái đầu tiên được nhắc đến. Mỡ thừa bị đánh bay thì cơ thể lại khỏe thêm một bậc. Quan trọng sức khỏe tim mạch cũng sẽ được ổn định vài phần. Nếu không phải là người có sức lực cao thì bạn có thể lựa chọn các cách tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga, ngồi thiền, thái cực quyền,… Chỉ cần vận động thể chất thường xuyên thì ở mức độ nào cũng sẽ tốt cho cơ thể chúng ta cả.

- Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, khoa học là chìa khóa cho trái tim khỏe mạnh
Bên cạnh tập luyện thì ăn uống lành mạnh cũng là cách ổn định nhịp tim của chúng ta. Cơ thể thiếu điện giải cũng là nguyên nhân dẫn đến nhịp tim rối loạn. Do đó có thể bổ sung nhiều nguồn thực phẩm cung cấp điện giải cho cơ thể.
Đồng thời sử dụng nguồn thực phẩm đa dạng dinh dưỡng, giàu vitamin, khoáng chất trong thực đơn cân bằng cũng giúp cơ thể nhận nhiều chất có lợi hơn cho hoạt động sống bên trong.
Tránh chế độ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh dẫn đến nguy cơ béo phì cao. Khi trọng lượng cơ thể tăng vượt mức tiêu chuẩn sẽ gây cản trở cho việc cung cấp oxi và dinh dưỡng cho tim. Từ đó khiến hoạt động tim càng nhiều, tăng chỉ số BPM lên mức báo động.
- Không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… chúng là những nhân tố có hại cho tim của chúng ta.
- Giữ thái độ lạc quan, vui vẻ, điều tiết tốt tâm trạng
Chính thái độ và trạng thái tâm lý của chúng ta là sợi dây liên kết đến tim. Nếu luôn duy trì biểu hiện căng thẳng, áp lực, stress, mệt mỏi thì sức khỏe tim sẽ đi xuống nhanh.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu qua các thông tin để làm rõ chỉ số BPM là gì. Từ những điều đó sẽ rút ra được phương thức tốt để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình. Nếu có thêm câu hỏi nào hãy liên hệ với Befit247 nhé!